khuyến mại dịch vụ thiết kế website

Nhiệm vụ - phân loại của kế toán tài sản cố định

Thứ ba, 04 Tháng 6 2013

Nhiệm vụ - phân loại  của kế toán tài sản cố địnhKế toán TSCĐ tham gia kiểm kê và đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của nhà nước, lập các báo cáo về tài sản cố định của doanh nghiệp; kế toántiến hành phân tích tình hình trang bị, huy động, bảo quản và sử dụng tài sản cố định nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của tài sản cố định.

mua sach truc tuyennha sach minh khainhan chung hoc50 sac thai tap 4sachgiamgiasach tam ly hoctu dien han viet hien dai

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ của kế toán tài sản cố định

- Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu một cách đầy đủ, kịp thời về số lượng, hiện trạng và giá trị tài sản cố định hiện có, tình hình tăng, giảm và di chuyển tài sản cố định, kiểm tra việc bảo quản, bảo dưỡng và sử dụng tài sản cố định.

- Tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao tài sản cố định vào chi phí sản xuất kinh doanh theo mức độ hao mòn của tài sản cố định và chế độ qui

định.

- Tham gia lập dự toán sửa chữa lớn tài sản cố định, giám sát việc sửa chữa tài sản cố định.

- Hướng dẫn, kiểm tra các phân xưởng, phòng, ban thực hiện đầy đủ các chứng từ ghi chép ban đầu về tài sản cố định, mở các sổ sách cần thiết và hạch toán tài sản cố định đúng chế độ, đúng phương pháp.

- Kế toán TSCĐ tham gia kiểm kê và đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của nhà nước, lập các báo cáo về tài sản cố định của doanh nghiệp; kế toántiến hành phân tích tình hình trang bị, huy động, bảo quản và sử dụng tài sản cố định nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của tài sản cố định.

Phân loại tài sản cố định

Phân loại tài sản cố định là việc sắp xếp tài sản cố định thành từng loại, từng nhóm theo những đặc trưng nhất định để thuận tiện cho công tác quản lý và hạch toán tài sản cố định. Tài sản cố định được phân loại theo các tiêu thức (đặc trưng) sau đây:

a. Phân loại tài sản cố định theo hình thái biểu hiện:

Theo cách phân loại này, tài sản cố định được chia thành hai loại:

* Tài sản cố định hữu hình: Là những tài sản cố định có hình thái vật chất cụ thể như:

- Nhà cửa, vật kiến trúc: là những tài sản cố định được hình thành sau quá trình thi công, xây dựng như trụ sở làm việc, nhà kho, hàng rào, tháp nước, sân bãi, các công trình trang trí nhà cửa, đường sá, cầu cống, đường sắt ...

Ví dụ: Trong xí nghiệp chế biến thuỷ sản: nhà xưởng, nhà kho, văn phòng làm việc, sân bãi, câu lạc bộ, đường sá, ….

Trong xí nghiệp nuôi trồng thuỷ sản: Nhà kho, văn phòng làm việc, nhà sinh sản nhân tạo, bể cho cá đẻ...

- Máy móc thiết bị: là toàn bộ các loại máy móc thiết bị dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác, dây chuyền công nghệ ...

Ví dụ: Trong nhà máy đóng tàu: máy móc riêng lẻ (máy tiện, khoan, phay)…

Trong xí nghiệp chế biến thuỷ sản bao gồm: Thiết bị lạnh đồng bộ, máy cán mực, tủ cấp đông, máy phát điện, máy xay nước đá...

- Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: là các loại phương tiện gồm những phương tiện vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường không, đường ống và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống thông tin, đường ống,

- Thiết bị dụng cụ quản lý: là những thiết bị, dụng cụ dùng trong quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: máy vi tính, thiết bị

điện tử, dụng cụ đo lường, kiểm tra chất lượng sản phẩm, máy hút ẩm ...

- Cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm như vườn cà phê, cao su ... súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm như voi ngựa, trâu, bò ...

- Các loại tài sản cố định hữu hình khác: Là những loại tài sản cố định khác ngoài 5 loại trên như: tranh, ảnh, tác phẩm nghệ thuật ...

* Tài sản cố định vô hình: Là những tài sản cố định không có hình thái vật chất cụ thể như: chi phí về đất sử dụng, chi phí thành lập doanh nghiệp,chi phí nghiên cứu phát triển, chi phí về bằng phát minh, sáng chế, bản quyền tác giả; chi phí về quyền tác giả, nhận chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu hàng hóa, phần mềm máy vi tính, giấy phép và giấy phép nhượng quyền...

b. Phân loại tài sản cố định theo quyền sở hữu

Theo cách phân loại này, tài sản cố định trong doanh nghiệp được chia ra thành hai loại: Tài sản cố định hiện có và tài sản cố định đi thuê:

* Tài sản cố định tự có: Là những tài sản cố định được mua sắm, xây dựng hoặc hình thành từ nguồn vốn của doanh nghiệp, do ngân sách cấp, do nhận vốn liên doanh, góp cổ phần, do đi vay của ngân hàng, bổ sung từ các quỹ...

* Tài sản cố định đi thuê, bao gồm:

- Tài sản cố định thuê hoạt động: là những tài sản cố định đi thuê của các đơn vị khác để sử dụng trong một thời gian nhất định theo hợp đồng đã ký.

- Tài sản cố định đi thuê tài chính: Thực chất là một dạng thuê vốn, là những tài sản cố định mà doanh nghiệp có quyền sử dụng và kiểm soát lâu dài, còn quyền sở hữu có thể thuộc về doanh nghiệp khi đã trả hết nợ theo hợp đồng đã ký.

c. Phân loại tài sản cố định theo nguồn hình thành

Theo cách phân loại này, tài sản cố định của doanh nghiệp được chia thành các loại sau:

- Tài sản cố định thuộc nguồn ngân sách cấp.

- Tài sản cố định thuộc nguồn vốn liên doanh, liên kết.

- Tài sản cố định thuộc nguồn vốn cổ phần

- Tài sản cố định thuộc nguồn vốn tự bổ sung của doanh nghiệp.

- Tài sản cố định thuộc nguồn vốn vay.

d. Phân loại tài sản cố định theo công dụng và tình hình sử dụng

Theo cách phân loại này tài sản cố định trong DN được chia thành ba loại:

- Tài sản cố định dùng cho mục đích sản xuất kinh doanh. Là những tài sản hữu hình, vô hình được sử dụng vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi. Là những tài sản cố định được sử dụng cho các mục đích phúc lợi.

- Tài sản cố định chờ xử lý. Là những tài sản cố định bị hư hỏng chờ thanh lý, tài sản cố định không cần dùng, tài sản cố định đang tranh chấp chờ giải quyết

 
Tin khuyến mại
Kiến thức CNTT
Kiến thức doanh nghiệp
Kiến thức kế toán
Kiến thức pháp luật thuế
Kiến thức hóa đơn chứng từ
Dịch vụ đăng ký website với Bộ Công Thương
Dịch vụ thiết kế website trọn gói giá rẻ
Dịch vụ thiết kế website
Dịch vụ domain
Dịch vụ Hosting