Doanh nghiệp nhà nước |
Thứ ba, 26 Tháng 3 2013 |
Doanh nghiệp nhà nước còn bao gồm cả những tổ chức kinh tế hoạt động công ích của Nhà nước (Điều 1 Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 1995). Doanh nghiệp nhà nước theo cách hiểu này đã được tiếp cận điều chỉnh bởi pháp luật có sự khác biệt rõ rệt với các loại hình doanh nghiệp khác về vấn đề chủ sở hữu cũng như tổ chức và quản lý hoạt động của doanh nghiệp. mua sach truc tuyennha sach minh khainhan chung hoc50 sac thai tap 4sachgiamgiasach tam ly hoctu dien han viet hien dai
1. Khái niệm và phân loại doanh nghiệp nhà nước a. Khái niệm doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp nhà nước có lịch sử tồn tại khá lâu đời và hiện đang giữ vai trò chủ đạo trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. Trong từng giai đoạn khác nhau, quan điểm pháp lý về doanh nghiệp nhà nước cũng có những đặc thù và thay đổi nhất định phù hợp với thực tiễn kinh doanh. Trong thời gian đầu của quá trình đổi mới nền kinh tế ở Việt Nam, doanh nghiệp nhà nước được quan niệm là những tổ chức kinh doanh do Nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ (Điều 1 NĐ 388/HĐBT ngày 20 tháng 11 năm 1991). Doanh nghiệp nhà nước còn bao gồm cả những tổ chức kinh tế hoạt động công ích của Nhà nước (Điều 1 Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 1995). Doanh nghiệp nhà nước theo cách hiểu này đã được tiếp cận điều chỉnh bởi pháp luật có sự khác biệt rõ rệt với các loại hình doanh nghiệp khác về vấn đề chủ sở hữu cũng như tổ chức và quản lý hoạt động của doanh nghiệp. Từ những thay đổi về tư duy quản lý kinh tế và điều chỉnh pháp luật đối với các doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003 đã có định nghĩa mới về doanh nghiệp nhà nước. Theo Luật này, doanh nghiệp nhà nước được hiểu là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn[1]. Cũng có thể hiểu “Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ” (Khoản 22 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005). Theo quy định này, phạm vi doanh nghiệp nhà nước đã được mở rộng đáng kể, theo đó doanh nghiệp nhà nước bao gồm ba hình thức là: công ty nhà nước, công ty cổ phần nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước 1 thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước 2 thành viên trở lên. b. Phân loại doanh nghiệp nhà nước Căn cứ vào cơ cấu chủ sở hữu trong doanh nghiệp, doanh nghiệp nhà nước có các loại: - Công ty nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, thành lập, tổ chức quản lý, đăng ký hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp nhà nước. Công ty nhà nước được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước độc lập, tổng công ty nhà nước. Có 3 loại tổng công ty nhà nước là: Tổng công ty do Nhà nước quyết định thành lập và đầu tư; Tổng công ty do các công ty tự đầu tư và thành lập; Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước. - Công ty cổ phần: Doanh nghiệp nhà nước dưới hình thức công ty cổ phần có 2 loại: Công ty cổ phần nhà nước là công ty cổ phần mà toàn bộ cổ đông là các công ty nhà nước hoặc tổ chức được Nhà nước uỷ quyền góp vốn và công ty cổ phần mà Nhà nước có cổ phần chi phối, được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. - Công ty trách nhiệm hữu hạn: Doanh nghiệp nhà nước dưới hình thức công ty TNHH có 3 loại: Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên là công ty trách nhiệm hữu hạn do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ; Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước hai thành viên trở lên cũng do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ; Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên mà Nhà nước có vốn góp chi phối, được tổ chức quản lý và đăng ký hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Các công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp nhà nước, được thành lập, tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp năm 2005. Việc xác định những công ty này thuộc phạm vi doanh nghiệp nhà nước có mục đích chủ yếu là đặt ra một số quy định riêng (trong Luật Doanh nghiệp nhà nước) để điều chỉnh mối quan hệ giữa chủ sở hữu nhà nước với người đại diện vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. 2. Tổ chức và hoạt động của công ty nhà nước a. Tổ chức quản lý công ty nhà nước - Công ty nhà nước được tổ chức quản lý theo 2 mô hình: Không có Hội đồng quản trị và có Hội đồng quản trị. - Công ty nhà nước không có Hội đồng quản trị có cơ cấu quản lý gồm Giám đốc, các Phó giám đốc, kế toán trưởng và bộ máy giúp việc. Cơ cấu quản lý này được áp dụng đối với các công ty nhà nước độc lập có quy mô vừa và nhỏ. - Công ty nhà nước có Hội đồng quản trị được áp dụng ở các tổng công ty nhà nước và các công ty nhà nước độc lập có quy mô lớn giữ quyền chi phối doanh nghiệp khác. Cơ cấu tổ chức quản lý ở những công ty nhà nước này gồm: Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc. b. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công ty nhà nước[2] Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003 quy định quyền và nghĩa vụ của công ty nhà nước theo hướng gắn doanh nghiệp với thị trường, xoá bao cấp của Nhà nước đối với doanh nghiệp. Doanh nghiệp được cạnh tranh bình đẳng trên thị trường, tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh. Quyền và nghĩa vụ của công ty nhà nước được Luật Doanh nghiệp nhà nước quy định theo 3 lĩnh vực chủ yếu là: (i) Quản lý vốn và tài sản; (ii) Tổ chức kinh doanh; (iii) Tài chính. c. Thành lập, tổ chức lại, giải thể công ty nhà nước Quy chế thành lập, tổ chức lại, giải thể công ty nhà nước được ghi nhận trong Chương 2 Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003 và được hướng dẫn cụ thể trong Nghị định 180/2004/NĐ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2004. Nội dung cơ bản của các quy định về thành lập công ty nhà nước bao gồm: (i) Ngành, lĩnh vực, địa bàn được thành lập mới công ty nhà nước; (ii) Thủ tục thành lập mới công ty nhà nước: Bước 1: Đề nghị thành lập công ty nhà nước; Bước 2: Lập Hội đồng thẩm định đề án thành lập mới công ty nhà nước; Bước 3: Quyết định thành lập công ty nhà nước; Bước 4: Đăng ký kinh doanh. d. Tổ chức lại công ty nhà nước Trong quá trình tồn tại, để hoạt động có hiệu quả hơn, doanh nghiệp nhà nước có thể được sắp xếp, tổ chức lại. Các hình thức tổ chức lại công ty nhà nước không làm thay đổi sở hữu của công ty bao gồm: Sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước hai thành viên trở lên; chuyển tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập thành tổng công ty do các công ty tự đầu tư và thành lập; giao, khoán, cho thuê công ty nhà nước và các hình thức khác theo quy định của pháp luật. đ. Giải thể công ty nhà nước Giải thể công ty nhà nước là để chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp, chấm dứt hoạt động kinh doanh của công ty và xóa tên công ty trong sổ đăng ký kinh doanh. Theo Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003 và Nghị định 180/2004/NĐ-CP ngày 28/10/2004, công ty nhà nước bị xem xét giải thể trong các trường hợp sau đây: - Hết thời hạn hoạt động ghi trong quyết định thành lập mà công ty không xin gia hạn; - Công ty kinh doanh thua lỗ 3 năm liên tiếp và có số lỗ luỹ kế bằng 3/4 vốn nhà nước tại công ty trở lên, nhưng chưa lâm vào tình trạng phá sản; - Công ty không thực hiện được các nhiệm vụ do Nhà nước giao trong thời gian 02 năm liên tiếp sau khi đã áp dụng các biện pháp cần thiết; - Việc tiếp tục duy trì công ty là không cần thiết; Người quyết định thành lập công ty nhà nước có thẩm quyền quyết định giải thể công ty nhà nước. Người quyết định giải thể doanh nghiệp nhà nước phải thành lập một hội đồng giải thể. Hội đồng giải thể làm tham mưu cho người quyết định giải thể và tổ chức thực hiện giải thể công ty. Trình tự và thủ tục giải thể doanh nghiệp nhà nước được quy định cụ thể trong Nghị định 180/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28/10/2004. e. Chuyển đổi sở hữu công ty nhà nước Luật doanh nghiệp nhà nước 2003 quy định một số biện pháp chuyển đổi sở hữu công ty nhà nước nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn. Các hình thức chuyển đổi sở hữu công ty nhà nước bao gồm: - Cổ phần hoá công ty nhà nước Cổ phần hoá công ty nhà nước là biện pháp chuyển công ty nhà nước từ chỗ chỉ thuộc sở hữu của Nhà nước thành công ty cổ phần thuộc sở hữu của nhiều cổ đông. Cổ phần hoá công ty nhà nước thực chất là giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp và phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, hay bán một phần hoặc toàn bộ công ty nhà nước thông qua hình thức bán cổ phần của doanh nghiệp. Việc cổ phần hoá công ty nhà nước được quy định cụ thể tại Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần - Bán toàn bộ công ty nhà nước Bán công ty nhà nước là việc chuyển đổi sở hữu có thu tiền toàn bộ công ty, bộ phận của công ty của công ty nhà nước sang sở hữu tập thể, cá nhân hoặc pháp nhân khác. Việc bán công ty nhà nước được thực hiện trên cơ sở hợp đồng. Hợp đồng bán công ty nhà nước được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền (bên bán) với một tổ chức hoặc cá nhân (bên mua) trên cơ sở thuận mua vừa bán. Bên bán có quyền đưa ra những điều kiện nhất định. Bên mua có quyền chấp nhận hoặc không chấp nhận các điều kiện đó. Các bên có quyền thoả thuận với nhau để đi đến thống nhất các điều khoản của hợp đồng. Trình tự, thủ tục bán công ty nhà nước được quy định tại NĐ số 80/2005/NĐ-CP ngày 22/6/2005 về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công ty nhà nước. - Bán một phần công ty nhà nước Bán một phần công ty nhà nước để thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn có 2 thành viên trở lên, trong đó có 1 thành viên là đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước. - Giao công ty nhà nước cho tập thể người lao động trong công ty để chuyển sở hữu thành công ty cổ phần hoặc hợp tác xã. Giao công ty nhà nước cho tập thể người lao động trong công ty là việc chuyển công ty nhà nước và tài sản nhà nước tại công ty thành sở hữu của tập thể người lao động trong công ty có phân định rõ sở hữu của từng người, từng thành viên với các điều kiện ràng buộc. Khác với việc bán công ty, khi bán công ty, Nhà nước có thu tiền, đối tượng mua công ty có thể là cá nhân, tổ chức kinh tế khác không phải của Nhà nước, còn khi giao công ty, Nhà nước không thu bất kỳ một khoản tiền nào. Do đó mà đối tượng được giao công ty chỉ có thể là tập thể người lao động trong công ty. Trình tự, thủ tục giao công ty nhà nước do Chính phủ quy định (Nghị định số 80/2005/NĐ-CP ngày 22 tháng 6 năm 2005). Sau khi giao công ty nhà nước cho tập thể người lao động, công ty nhà nước sẽ chuyển thành Hợp tác xã (hoạt động theo Luật Hợp tác xã) hoặc Công ty cổ phần (hoạt động theo Luật Doanh nghiệp). |