Đối diện với phê bình |
Thứ hai, 15 Tháng 7 2013 |
Người ta thường nói “thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng”. Nếu ai đó chỉ ra cho bạn những chỗ còn hạn chế trong đoạn code bạn vừa viết. Thì họ đã thực sự giúp đỡ bạn rồi. Thà có bị chạm tự ái một chút nhưng giúp bạn tiến bộ hơn trong những lần sau, còn hơn là cứ mãi “u mê” trong cái tôi của mình.
Đối diện với phê bình Người xưa có nói “thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng”. Đó là một triết lý mà ai cũng biết, ai cũng hiểu. Nhưng để đón nhận những lời phê bình một cách hiệu quả nhất không phải là ai cũng làm được. Đặc biệt với những webmaster, blogger và các web designer, chúng ta luôn phải đón nhận nhiều lời phê bình gay gắt nhất từ người đọc và khách hàng. Tuy nhiên không phải lời phê bình nào cũng là vô lý mà ngược lại, trong đa số các trường hợp bạn lại học được rất nhiều từ những lời phê bình. Dưới đây là một số cách giúp bạn chuẩn bị tinh thần để đóng nhận những lời phê bình một cách có lợi nhất. Xem động cơ của người phê bình Có nhiều người có thói quen thích chê bất cứ cái gì và bất cứ người nào. Đối với họ chê một ai đó là niềm vui, chê để thỏa mãn cái tôi, để chọc tức người viết, để tỏ ra là mình hơn người. Đối với những lời phê bình như vậy, bạn cũng đừng quá bận tâm mà lao vào “khẩu chiến”. Chẳng có lợi gì cho bạn cả mà chỉ rước thêm bực mình. Chính vì thế mỗi khi ai đó chỉ trích bạn một cách tiêu cực, không có ý kiến xây dựng. Hãy ráng kiềm chế bản thân và bỏ qua coi như không biết. Họ sẽ chẳng còn gì để nói nữa. Lời phê bình thiếu tính xây dựng Đặc biệt trong thế giới mạng, tự do ngôn luận đã đạt tới mức tới hạn của nó. Bất cứ ai cũng có thể phê bình bạn mà không cần quan tâm bạn có bị tổn thương hay không. Cho nên khi một ai đó để lại comment cho một bài viết của bạn kiểu như: “oài! chán như con gián”, “nhìn xấu tệ”, “cái này ai mà chẳng làm được”. Những lời phê bình như thế này không phải hoàn toàn vô ích, mà có thể bài viết đó của bạn chưa thực sự tốt, chưa hay hoặc không được đẹp. Hãy hỏi họ xem bạn có thể làm gì tốt hơn được, hỏi họ chỉ ra những chố mà họ thấy chưa tốt. Tất nhiên nếu họ thực sự muốn bạn tốt hơn, họ sẽ giải thích chi tiết hơn cho bạn. Còn với những ai không nói được thêm điều gì có tính xây dựng. Bạn cũng đừng bận tâm đến họ. Cách tốt nhất trong trường hợp này là nói “Uhm, tôi cũng đã cố gắng rồi, bạn có thể nói rõ hơn chỗ nào trong giao diện cần được thay đổi không?“. Lời phê bình thực lòng và có ích Người ta thường nói “thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng”. Nếu ai đó chỉ ra cho bạn những chỗ còn hạn chế trong đoạn code bạn vừa viết. Thì họ đã thực sự giúp đỡ bạn rồi. Thà có bị chạm tự ái một chút nhưng giúp bạn tiến bộ hơn trong những lần sau, còn hơn là cứ mãi “u mê” trong cái tôi của mình. Tất nhiên theo bản năng, ai cũng muốn “cãi lại” mấy câu để gỡ gạc. Nhưng nếu lời phê bình đó thực sự có lý, đừng ráng bao biện mà hãy dũng cảm nhận sai và sửa chữa. Ví dụ ai đó cho bạn xem một bản thiết kế, bạn chỉ ra màu sắc và font chữ chưa đẹp. Họ lại nói “màu này đẹp lắm rồi mà, cái font này ai cũng thích mỗi ông không thích!“. Như thế chắc chắn những lần sau bạn cũng chẳng buồn nhận xét làm gì. Trong trường hợp này nên nói “Ờ ha! ông nói tôi mới để ý cái màu hơi chói thật, để tôi về đổi lại xem sao”. Còn khi về việc đổi hay không tùy thuộc vào bạn, nhưng như thế chúng ta vừa tránh làm mất lòng người phê bình vừa có thời gian xem xét lại giao diện của mình xem có đúng là màu sắc chưa đạt không. Kết luận Để có thể nghe những lời “thật lòng” một cách cởi mở nhất không hề đơn giản và không phải một sớm một chiều mà có được. Cái này phải qua rèn luyện và tự kiềm chế cái tôi của mình. Nhưng nói cho cùng thì những lời phê bình dù có gay gắt đến đâu cũng có đôi ba phần có thực, cho nên hay biết lắng nghe và phân tích sẽ có lợi hơn cho chúng ta. mua sach truc tuyennha sach minh khainhan chung hoc50 sac thai tap 4sachgiamgiasach tam ly hoctu dien han viet hien dai |