khuyến mại dịch vụ thiết kế website

Khái quát về cạnh tranh và pháp luật cạnh tranh

Thứ bảy, 13 Tháng 4 2013

Khái quát về cạnh tranh và pháp luật cạnh tranhLuật doanh nghiệp : Cạnh tranh với tính chất là động lực nội tại thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế chỉ tồn tại trong điều kiện kinh tế thị trường. Cạnh tranh không những là môi trường và động lực thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển, tăng năng suất lao động, tăng  hiệu quả của các doanh nghiệp, mà còn là yếu tố quan trọng làm lành mạnh hoá các quan hệ kinh tế - xã hội. Luật doanh nghiệp quy định rõ về luật canh tranh. mua sach truc tuyennha sach minh khainhan chung hoc50 sac thai tap 4sachgiamgiasach tam ly hoctu dien han viet hien dai

1. Khái quát về cạnh tranh

a. Khái niệm cạnh tranh

- Cạnh tranh có thể được xem xét từ nhiều góc độ khác nhau. Từ góc độ kinh tế - pháp lý, cạnh tranh được hiểu là sự chạy đua (ganh đua) giữa các thành viên cùng một thị trường nhằm mục đích lôi kéo khách hàng, gia tăng thị phần của một thị trường hàng hóa, dịch vụ cụ thể.

- Cạnh tranh với tính chất là động lực nội tại thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế chỉ tồn tại trong điều kiện kinh tế thị trường. Cạnh tranh không những là môi trường và động lực thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển, tăng năng suất lao động, tăng  hiệu quả của các doanh nghiệp, mà còn là yếu tố quan trọng làm lành mạnh hoá các quan hệ kinh tế - xã hội.

b. Nhận dạng cạnh tranh

- Căn cứ vào tính chất và mức độ can thiệp của công quyền vào hoạt động kinh doanh, thị trường được chia thành hai hình thái: Cạnh tranh tự do và cạnh tranh có sự điều tiết.

- Căn cứ vào cơ cấu thành viên thị trường và mức độ tập trung trong một lĩnh vực kinh doanh, thị trường được phân chia thành các hình thái: Cạnh tranh hoàn hảo và cạnh tranh không hoàn hảo (mức độ cao nhất là  độc quyền).

- Căn cứ vào mục đích, tính chất của các phương thức cạnh tranh, các hành vi cạnh tranh trên các hình thái, thị trường được phân chia thành: Cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh.

2. Pháp luật cạnh tranh

a. Để tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, pháp luật cạnh tranh được nhấn mạnh như một công cụ quan trọng hàng đầu. Chính sách cạnh tranh là bộ phận không thể thiếu của nền tảng pháp lý đảm bảo cho một nền kinh tế thị trường vận hành trôi chảy. Pháp luật cạnh tranh có nhiệm vụ ngăn ngừa và xử lý những hành vi cạnh tranh trái pháp luật, trái đạo đức và tập quán kinh doanh của các doanh nghiệp.

b. Cơ cấu nội dung của pháp luật cạnh tranh

Pháp luật cạnh tranh có những nội dung chính là:

- Pháp luật kiểm soát các hành vi hạn chế cạnh tranh;

- Pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh;

- Pháp luật về tố tụng cạnh tranh.

c. Sau gần 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới, quan điểm về cạnh tranh ở Việt Nam đã có những thay đổi cơ bản từ cả khía cạnh kinh tế, xã hội và pháp lý. Trong tiến trình đổi mới, pháp luật về cạnh tranh từng bước được xây dựng và hoàn thiện nhằm đáp ứng đòi hỏi của đời sống kinh tế - xã hội. Luật Cạnh tranh được thông qua ngày 03/12/2004 tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XI. Luật này có hiệu lực từ ngày 01/7/2005. Luật Cạnh tranh có cơ cấu gồm 6 Chương, 123 Điều:

Chương I: Những quy định chung;

Chương II: Kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh;

Chương III: Hành vi cạnh trang không lành mạnh;

Chương IV: Cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh;

Chương V: Điều tra, Xử lý vụ việc cạnh tranh;

Chương VI: Điều khoản thi hành.

d. Luật Cạnh tranh năm 2004 là đạo luật đầu tiên về cạnh tranh của Việt Nam, được ban hành trong điều kiện nền kinh tế thị trường đang dần dần được hình thành và hoàn thiện. Để thi hành Luật Cạnh tranh, Chính phủ cũng đã có nhiều nỗ lực trong việc hướng dẫn thi hành luật[1]. Cùng với Bộ luật Dân sự, Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các văn bản pháp luật có liên quan


[1] Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh; Nghị định của chính phủ Số 110/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2005  về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp; Nghị định 120/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 về xử lý vi phạm hành chớnh trong lĩnh vực cạnh tranh; Nghị định số 05/2006/NĐ-CP ngày 09/01/2006 về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng cạnh tranh; Nghị định số 05/2006/NĐ-CP ngày 09/01/2006 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục quản lý cạnh tranh.

 
Tin khuyến mại
Kiến thức CNTT
Kiến thức doanh nghiệp
Kiến thức kế toán
Kiến thức pháp luật thuế
Kiến thức hóa đơn chứng từ
Dịch vụ đăng ký website với Bộ Công Thương
Dịch vụ thiết kế website trọn gói giá rẻ
Dịch vụ thiết kế website
Dịch vụ domain
Dịch vụ Hosting