khuyến mại dịch vụ thiết kế website

PHÂN LOẠI VÀ TÍNH GIÁ VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ

Thứ bảy, 25 Tháng 5 2013

PHÂN LOẠI VÀ TÍNH GIÁ VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤTrong doanh nghiệp, vật liệu bao gồm nhiều loại, nhiều thứ có vai trò, công dụng, tính chất lý hoá khác nhau và biến động thường xuyên, liên tục hàng ngày trong quá trình sản xuất. Để phục vụ cho công tác quản lý và kế toán, phải phân loại vật liệu. Tuỳ thuộc vào nội dung kinh tế, chức năng của vật liệu trong hoạt động sản xuất kinh doanh để phân loại vật liệu. Nhìn chung, vật liệu được chia thành các loại sau đây:

mua sach truc tuyennha sach minh khainhan chung hoc50 sac thai tap 4sachgiamgiasach tam ly hoctu dien han viet hien dai

 

 

Phân loại vật liệu, công cụ dụng cụ

Trong doanh nghiệp, vật liệu bao gồm nhiều loại, nhiều thứ có vai trò, công dụng, tính chất lý hoá khác nhau và biến động thường xuyên, liên tục hàng ngày trong quá trình sản xuất. Để phục vụ cho công tác quản lý và kế toán, phải phân loại vật liệu. Tuỳ thuộc vào nội dung kinh tế, chức năng của vật liệu trong hoạt động sản xuất kinh doanh để phân loại vật liệu. Nhìn chung, vật liệu được chia thành các loại sau đây:

- Nguyên liệu, vật liệu chính(Bao gồm cả nửa thành phẩm mua ngoài): Là đối tượng lao động chủ yếu trong doanh nghiệp, là cơ sở vật chất chủ yếu hình thành nên thực thể của sản phẩm mới. Như sắt, thép trong công nghiệp cơ khí; bông trong công nghiệp kéo sợi; gạch, ngói, xi măng trong công nghiệp xây dựng cơ bản; hạt giống, phân bón trong nông nghiệp…

Trong xí nghiệp chế biến thuỷ sản: Nguyên vật liệu chính là tôm, cá ...

Trong xí nghiệp chế biến nước mắm: Nguyên vật liệu chính là cá (hoặc chượp)

Vật liệu phụ là những vật liệu có vai trò phụ trong quá trình sản xuất kinh doanh, tạo cho quá trình sản xuất kinh doanh được bình thường, phục vụ cho nhu cầu công nghệ, kỹ thuật, quản lý... như dầu mỡ bôi trơn, máy móc trong sản xuất công nghiệp; thuốc trừ sâu, thuốc thú y, thuốc kích thích sinh trưởng trong sản xuất nông nghiệp hoặc những vật liệu có tác dụng phụ trợ trong sản xuất được sử dụng kết hợp với vật liệu chính để làm thay đổi mầu sắc, hình dáng, mùi vị góp phần tăng cường chất lượng của sản phẩm.

Trong xí nghiệp chế biến thuỷ sản có các loại mắm, muối, gia vị …làm tăng cường

Trong xí nghiệp đóng tàu có các loại sơn chống gỉ, ốc vít, bu lông, que hàn, vật liệu phụ để bảo dưỡng máy móc thiết bị và công cụ lao động nhỏ: dầu, nhớt..

- Nhiên liệu: Nhiên liệu là những thứ vật liệu có tác dụng cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất kinh doanh. Nhiên liệu gồm có: xăng, dầu, mỡ, hơi đốt, than củi...

- Phụ tùng thay thế sửa chữa: Phụ tùng thay thế sửa chữa là những chi tiết phụ tùng máy móc, thiết bị mà doanh nghiệp mua sắm, dự trữ phục vụ cho việc sửa chữa máy móc, thiết bị.(ví dụ vòng bi, săm lốp…)

- Thiết bị xây dựng cơ bản: là những thiết bị được sử dụng cho công việc xây dựng cơ bản (bao gồm cả thiết bị cần lắp và thiết bị không cần lắp)

Ví dụ: Thiết bị vệ sinh, thông gió, điều hoà…

- Vật liệu khác: bao gồm các vật liệu như vật liệu đặc chủng, các loại phế liệu loại ra trong quá trình sản xuất, vật liệu thu nhặt được, phế liệu thu hồi trong quá trình thanh lý TSCĐ

* Phân loại công cụ dụng cụ :

Căn cứ nội dung kinh tế công cụ, dụng cụ chia thành:

- Dụng cụ gá lắp chuyên dùng cho sản xuất

- Dụng cụ đồ nghề (cờ lê, kìm, búa…)

- Dụng cụ quản lý (máy tính cá nhân, bàn ghế làm việc, điện thoại…)

- Dụng cụ quần áo bảo hộ lao động (khẩu trang, găng tay)

- Khuôn mẫu đúc các loại

- Lán trại tạm thời

- Các loại bao bì dùng để đựng hàng hoá, vật liệu (bao xi măng, polyêtylen…)

Trong công tác quản lý căn cứ vào mục đích sử dụng công cụ, dụng cụ chia thành 3 loại:

- Công cụ dụng cụ lao động

- Bao bì luân chuyển

- Đồ dùng cho thuê (cốp pha, bàn ghế …)

Trên thực tế, việc sắp xếp nguyên vật liệu theo từng loại như đã trình bày trên là căn cứ vào công dụng chủ yếu của vật liệu ở từng đơn vị cụ thể. Vì có thứ vật liệu ở đơn vị này là vật liệu chính nhưng ở đơn vị khác lại là vật liệu phụ... Để phục vụ tốt hơn yêu cầu quản lý chặt chẽ vật liệu cần phải biết được một cách đầy đủ, cụ thể số hiện có, và tình hình biến động của từng thứ vật liệu được sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, vật liệu cần phải phân chia một cách chi tiết hơn theo tính năng lý học, hoá học, theo quy cách, phẩm chất của vật liệu. Công việc đó được thực hiện trên cơ sở xây dựng và lập sổ danh điểm vật liệu, trong đó vật liệu được chia thành từng loại, từng nhóm, từng thứ. Sổ danh điểm vật liệu được xây dựng trên cơ sở số hiệu của vật liệu.

 
Tin khuyến mại
Kiến thức CNTT
Kiến thức doanh nghiệp
Kiến thức kế toán
Kiến thức pháp luật thuế
Kiến thức hóa đơn chứng từ
Dịch vụ đăng ký website với Bộ Công Thương
Dịch vụ thiết kế website trọn gói giá rẻ
Dịch vụ thiết kế website
Dịch vụ domain
Dịch vụ Hosting