Thương mại điện tử trong xây dựng thương hiệu |
Thứ hai, 09 Tháng 2 2015 |
Thương hiệu cá nhân, doanh nghiệp được biết đến qua rất nhiều cách thức và phương tiện: Bằng gián tiếp hay trực tiếp Thương hiệu đươc xây dựng và có vị trí, để lại ấn tượng trong mỗi đối tác, đối tương khách hàng không phải ai cũng có thể làm được. Hôm nay chúng tôi xin được đề cập đến vấn đề xây dựng thương hiệu qua kênh thương mại điện tử. Xây dưng thương hiệu thông qua TMĐT điều cốt lõi của việc xây dựng này chính là trang web. Một trang website độc đáo, một biểu tượng thuyết phục hơn và cả những đồ họa lôi cuốn hơn những đối thủ khác chính là điểm bạn cần quan tâm. Như vậy, nó đòi hỏi những cân nhắc mới trong việc quảng bá với các khách hàng, các đối tác và cả những nhà cung cấp trong một thị trường toàn cầu năng động đang ngày một phát triển. Để phát triển được một thương hiệu điện tử thành công, trước tiên cần phải tạo được một trang web “thành công” bởi chính nó sẽ là đòn bẩy thu hút khách hàng biết đến thương hiệu của bạn. Các bạn muốn có một trang website thương mại điện tử thành công cho thương hiệu của mình cần cân nhắc đến các yếu tố cơ bản sau: 1. Định hướng kinh doanh, mục tiêu kinh doanh trên website Con người không ai khi làm việc gì đó mà không có mục đích và định hướng cho hành động và việc làm của bản thân. Bạn là cá nhân, bạn kinh doanh mặt hàng A vì: Bạn có nguồn cung cấp mặt hàng đó rẻ, vốn thấp mà bán online dễ bán, kiếm lời cao => Bạn muốn kinh doanh nó Bạn là doanh nghiệp bạn có thể sản xuất các sản phẩm, cung cấp các dịch vụ tăng doanh thu và thu lợi nhiều từ chúng, bạn muốn mở rộng kinh doanh, tìm kiếm khách hàng theo thời thế đa kênh nên bạn cũng cần thiết lập 1 kênh thương mại điện tử của riêng bạn để quảng bá. .v.v.v. Như vậy bạn phải định hướng kinh doanh và mục tiêu kinh doanh của mình ngay từ đầu khi muốn phát triển thương hiệu trên kênh thương mại điện tử là gì?? Đối tượng kinh doanh.v.vv..v Không có định hướng, mục tiêu kinh doanh bạn sẽ vấp ngã và lụi bại nhanh chóng, chi phí mất đi 1 cách vô bổ. 2. Lựa chọn tên miền: Tên miền là yếu tố thứ hai bởi vì nếu bạn có định hướng kinh doanh tên miền sẽ nói lên tất cả, nó như chính thương hiệu công ty của bạn. Nếu bạn không tìm được một tên miền đẹp như mong muốn (ngắn gọn, súc tích, chứa từ khóa về sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu của công ty bạn..) bạn vẫn phải tìm 1 tên miền khác với tiêu chí như vậy. Từ tên miền mà khách hàng biết đến bạn, nhớ ngay đến bạn là ai, trang nào trên mảnh đất thương mại điện tử. 3. Lựa chọn nhà cung cấp hosting Sau tên miền thì Hosting là yếu tố quan trọng thứ 3 vì: Nó là mảnh đất bạn cần có để lưu trữ thông tin, dữ liệu hình ảnh sản phẩm .v.v.v về lâu về dài. Nếu nhà cung cấp bạn thuê không ổn định, luôn trục trặc, có thể bạn sẽ mất tất cả những gì bạn gom góp, xây dựng trên trang website của bạn..Và khiến cho lưu lượng khách hàng truy cập cũng giảm và thiếu niềm tin lựa chọn từ khách hàng. Thay vì họ phải đợi, hay tìm bạn họ có thể tìm được 1 đối tác nhà cung cấp khác tương tự. 4. Thiết kế được 1 trang website đáp ứng được nhu cầu của khách hàng Phải thiết kế được 1 trang website đáp ứng được nhu cầu còn hơn "Cả mong muốn của khách hàng" thì bạn mới thực sự thành công. Trang website đó có thiết kế giao diện đẹp, bắt mắt=>ok Trang website đó đảm bảo được xây dựng đủ các yếu tố bên trên=>ok Trang website đó đập được vào thị yếu của khách=>ok Trang website đó gần gũi, tương tác được với khách hàng, dễ dàng liên hệ=>ok Trang website đó tối tìm kiếm với các bộ máy tìm kiếm: Google, yahoo, Bing,..v.v=>ok =>>>>>Wow bạn đã có 1 khởi điểm của 1 trang website thành công rồi đó. Đây là điều cốt yếu để làm tăng tỷ lệ người vào xem. Tóm lại, website của bạn phải giúp khách hàng tìm thật nhanh, dễ dàng và đầy đủ. Bởi trực tuyến, đó là nơi đơn giản không phải chờ đợi hoặc mất thời gian đối với việc mua bán, xem. Việc đặt hàng cũng nên nhanh chóng và đơn giản. Thời gian tải về phải trở nên gần như ngay lập tức. 5. Quảng cáo thương hiệu:Tiếp thị đa kênh Ngày nay thương hiệu trên TMĐT được biết đến bằng rất nhiều kênh: - Từ nguồn tự nhiên: Search các bộ máy tìm kiếm là ra (Cái này giờ người người, nhà nhà làm seo tự nhiên thì nguồn tự nhiên được hiểu không phải tự dưng mà cũng có nhé) - Từ nguồn mất tiền: Quảng cáo Google adwords, Banner& Popup treo trên các trang, Coc coc (mới phát triển), Yahoo,.....Tivi ad,.v.v.v - Email điện tử: Gửi hàng loạt email giới thiệu hoặc sản phẩm mới mỗi ngày, mỗi tuần qua một mẫu thiết kế bắt mắt hấp dẫn. Bạn có hay được nhận thư mới từ các trang hotdeal, muachung không?? Bạn sẽ hiểu ý của tôi muốn nói là gì Tùy từng ngành nghề, sản phẩm của bạn và chi phí bạn có thể bỏ ra để lựa chọn cho phù hợp. Nhưng nhớ rằng tránh sự cường điệu quá mức so với sản phẩm và dịch vụ bạn đang có. Vì ngày nay internet là điều phổ biến, bất kì ai cũng có thể ngồi mạng so sánh giá và sản phẩm đó nhé. Và chỉ 1 lần bạn làm mất khách là sẽ có cả list phàn nàn cho bạn vào danh sách đen trên chiến trường TMĐT 6. Bạn phải hiểu được TMĐT thị trường này có mấy loại và bạn đang ở loại nào Theo ông Trần Hữu Linh, về cơ bản TMĐT ở Việt Nam có thể tạm chia theo 5 mô hình như sau: - Một là, sàn giao dịch TMĐT bao gồm các website rao vặt, forum mua bán là các website mà người mua và người bán không có hoặc rất ít giao dịch điện tử, chỉ là nơi quảng bá thông tin sản phẩm/dịch vụ sau đó tiến hành giao dịch offline (rongbay.com, 5giay.vn, muare.vn, vatgia.com, enbac.com,...) - Hai là, các website bán lẻ trực tuyến (Online Retail) cho phép khách hàng lựa chọn mặt hàng cần mua sau đó thanh toán qua các hình thức: COD, Online, Money transfer hoặc Cash on Office (solo.vn, tiki.vn, lazada.vn, zalora.vn, zap.vn, vinabook.com, 123.vn,...). - Ba là, các website khuyến mãi, giảm giá đi theo mô hình mua chung, tức là nhiều người cùng mua 1 sản phẩm thì sẽ được giá rẻ (muachung.vn, nhommua.com, hotdeal.vn,...) hoặc các website bán hàng theo hình thức flash sale nhằm mục đích promotion cho sản phẩm/dịch vụ. - Bốn là, các website đấu giá trực tuyến là hình thức gamification nhằm quảng bá sản phầm tới người dùng thông qua tổ chức trò chơi đấu giá xuôi và đấu giá ngược (daugia321.vn, vbid.vn,...) - Và cuối cùng Năm là, các website Localize E-commerce (TMĐT địa phương) và dịch vụ với hàng loạt các website hoặc ứng dụng di động phục vụ nhu cầu trong vùng địa lý cụ thể, không phụ thuộc vào hình thức giao dịch online mà qua COD là chủ yếu. Các dịch vụ điển hình như gọi đồ ăn về nhà, đặt bàn, đặt vé,... (chonmon/eat.vn, hungrypanda.vn,...) hoặc các mô hình subscription e-commerce, OTA,... Bạn đang ở mô hình nào??? 7. Thương mại điện tử là phải được đăng ký, thông báo với Bộ công thương Theo Nghị định 52/2013/NĐ-CP về TMĐT chính thức có hiệu lực kể từ 01/7/2013 với 7 chương, 80 điều quy định cụ thể về hoạt động giao dịch TMĐT ở Việt Nam thì website của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp phải tiến hành đăng ký website với bộ công thương. Nghị định này như một tiêu chí để xác nhận trên thị trường TMĐT website của anh có uy tín, và đáng tin cậy hay không. Giao dịch mua bán của khách hàng của với bạn sẽ hoàn toàn tin tưởng an tâm hơn nếu bạn đã có tiêu chí cuối cùng này. Và như vậy thương hiệu của bạn cũng được nâng cao hơn. Với bài viết này, chúng tôi đã đề cập đến 7 yếu tố cơ bản để xây dựng thương hiệu Thương mại điện tử của bạn. Bạn có thể tự tìm thêm cho mình các yếu tố khác cho bạn Mọi yêu cầu tư vấn xin liên hệ thông tin dưới đây: Công ty TNHH Giải Pháp IT Việt Nam Hotlline: 0918.660.089 - 0914.598.255 Tell: 0463.292.255 Email: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. mua sach truc tuyennha sach minh khainhan chung hoc50 sac thai tap 4sachgiamgiasach tam ly hoctu dien han viet hien daiBài cũ hơn:
|