khuyến mại dịch vụ thiết kế website

Luật doanh nghiệp (P1)

Thứ tư, 13 Tháng 3 2013

Luật doanh nghiệp (P1)Để lập công ty, đòi hỏi các chủ công ty phải tìm hiểu và lắm rõ về luật doanh nghiệp, luật thuế, luật kinh doanh... Lắm rõ cơ bản về các quy định của các luật sẽ giúp các chủ doanh nghiệp tránh được rủi ro ko đáng có liên quan đến pháp lý. Bài viết của chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu về luật doanh nghiệp.

mua sach truc tuyennha sach minh khainhan chung hoc50 sac thai tap 4sachgiamgiasach tam ly hoctu dien han viet hien dai

 

 

 

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP

1. Khái niệm doanh nghiệp

Trong đời sống kinh tế xã hội, doanh nghiệp là một thực thể kinh tế - xã hội, có tư cách chủ thể pháp lý độc lập, thực hiện chức năng chủ yếu là hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu lợi nhuận. Trong điều kiện kinh tế thị trường, doanh nghiệp là chủ thể chủ yếu của quan hệ pháp luật kinh doanh thương mại.

Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, doanh nghiệp được định nghĩa là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh .

Doanh nghiệp có những đặc điểm pháp lý cơ bản sau đây:

Thứ nhất, là tổ chức kinh tế, có tư cách chủ thể pháp lý độc lập;

Thứ hai, doanh nghiệp được xác lập tư cách pháp lý (thành lập và đăng ký kinh doanh) theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định;

Thứ ba, hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu chủ yếu là lợi nhuận. Đó cũng là tôn chỉ hoạt động của doanh nghiệp.

Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp với tư cách là các thực thể kinh tế - xã hội, là cơ sở thực tiễn cho sự ra đời và phát triển của pháp luật về doanh nghiệp. Pháp luật về doanh nghiệp là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống pháp luật kinh doanh. Về cấu trúc bên trong, hệ thống pháp luật về doanh nghiệp được cấu thành bởi các quy phạm, các chế định pháp luật liên quan đến vấn đề tổ chức doanh nghiệp (gia nhập thị trường, quản trị doanh nghiệp và rút khỏi thị trường).

2. Phân loại doanh nghiệp

Có 05 cách phân loại doanh nghiệp chủ yếu sau:

Thứ nhất, căn cứ vào tính chất sở hữu và mục đích hoạt động của doanh nghiệp, doanh nghiệp được chia thành: doanh nghiệp tư và doanh nghiệp công.

Thứ hai, căn cứ vào tư cách pháp lý của doanh nghiệp, doanh nghiệp được chia thành: doanh nghiệp có tư cách pháp nhân và doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân.

Thứ ba, căn cứ vào phạm vi trách nhiệm tài sản (mức độ chịu trách nhiệm tài sản trong hoạt động kinh doanh của chủ sở hữu doanh nghiệp), doanh nghiệp được chia thành: doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn. (Mức độ, phạm vi trách nhiệm của doanh nghiệp chỉ có ý nghĩa và được áp dụng khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản).

Thứ tư, căn cứ vào cơ cấu chủ sở hữu và phương thức góp vốn vào doanh nghiệp, doanh nghiệp được chia thành: doanh nghiệp một chủ sở hữu (doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) và doanh nghiệp nhiều chủ sở hữu (công ty cổ phần, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh).

Thứ năm, căn cứ vào loại hình tổ chức và hoạt động, doanh nghiệp được chia thành: Công ty cổ phần; công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.

Còn nữa....

 

 
Tin khuyến mại
Kiến thức CNTT
Kiến thức doanh nghiệp
Kiến thức kế toán
Kiến thức pháp luật thuế
Kiến thức hóa đơn chứng từ
Dịch vụ đăng ký website với Bộ Công Thương
Dịch vụ thiết kế website trọn gói giá rẻ
Dịch vụ thiết kế website
Dịch vụ domain
Dịch vụ Hosting