Thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh |
Thứ sáu, 15 Tháng 3 2013 |
Với yêu cầu của nguyên tắc tự do kinh doanh, thành lập doanh nghiệp được coi là quyền cơ bản của nhà đầu tư Trong luật doanh nghiệp, việc thành lập doanh nghiệp phải được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật. Các quy định về thành lập doanh nghiệp một mặt nhằm bảo đảm quyền tự do kinh doanh của nhà đầu tư, mặt khác phải đáp ứng yêu cầu của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Luật doanh nghiệp quy định về thành lập doanh nghiệp bao gồm những nội dung cơ bản sau đây: mua sach truc tuyennha sach minh khainhan chung hoc50 sac thai tap 4sachgiamgiasach tam ly hoctu dien han viet hien dai
1. Đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp Tất cả các tổ chức là pháp nhân, gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, không phân biệt nơi đăng ký địa chỉ trụ sở chính và mọi cá nhân, không phân biệt nơi cư trú và quốc tịch đều có quyền thành lập, tham gia thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Tuy nhiên, Khoản 2 Điều 13 của Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định: “Tổ chức, cá nhân sau đây không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam: a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; b) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam; d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác; đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; e) Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh; g) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản”. Những đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp vẫn có quyền góp vốn vào công ty, nếu họ không thuộc một trong các trường hợp sau: - Cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; - Các đối tượng không được quyền góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức . 2. Đăng ký kinh doanh Đăng ký kinh doanh là thủ tục có ý nghĩa cơ bản, là "khai sinh" về mặt pháp lý cho doanh nghiệp. Theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ về Đăng ký kinh doanh, việc đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính (gọi chung là cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh). Người thành lập doanh nghiệp phải lập và nộp đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh , đồng thời phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ đăng ký kinh doanh và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; nếu từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung. Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét và chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ khi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; không được yêu cầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêm các giấy tờ khác không quy định. Doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khi có đủ các điều kiện sau đây: - Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không thuộc lĩnh vực cấm kinh doanh; - Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định của pháp luật ; - Có trụ sở chính theo quy định; - Có hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ theo quy định của pháp luật; - Nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Khi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp được ghi tên vào sổ đăng ký kinh doanh và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp được tiến hành các hoạt động kinh doanh. Đối với ngành, nghề mà pháp luật quy định phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành, nghề đó khi có đủ điều kiện theo quy định. Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác . Các hình thức của điều kiện kinh doanh được Chính phủ quy định tại Nghị định số 139/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007. Nếu doanh nghiệp tiến hành kinh doanh khi không đủ điều kiện theo quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty và Giám đốc/Tổng giám đốc (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn), Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc/Tổng giám đốc (đối với công ty cổ phần), tất cả các thành viên hợp danh (đối với công ty hợp danh) và chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân (đối với doanh nghiệp tư nhân) phải cùng liên đới chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kinh doanh đó. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải công bố nội dung đăng ký kinh doanh trên mạng thông tin doanh nghiệp của cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc một trong các loại tờ báo viết hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp về các nội dung chủ yếu sau đây: - Tên doanh nghiệp; - Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện; - Ngành, nghề kinh doanh; - Vốn điều lệ đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; số cổ phần và giá trị vốn cổ phần đã góp và số cổ phần được quyền phát hành đối với công ty cổ phần; vốn đầu tư ban đầu đối với doanh nghiệp tư nhân; vốn pháp định đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề đòi hỏi phải có vốn pháp định; - Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh của chủ sở hữu, của thành viên hoặc cổ đông sáng lập; - Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; - Nơi đăng ký kinh doanh. Trước khi đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp, các thành viên sáng lập hoặc người đại diện theo ủy quyền của nhóm thành viên sáng lập có thể ký kết các hợp đồng phục vụ cho việc thành lập doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp được thành lập thì doanh nghiệp là người tiếp nhận quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đã ký kết. Nếu doanh nghiệp không được thành lập thì người ký kết hợp đồng hoàn toàn hoặc liên đới chịu trách nhiệm về việc thực hiện hợp đồng đó. |