Hoạt động đầu tư |
Thứ tư, 03 Tháng 4 2013 |
Luật doanh nghiệp về đầu tư quy định thống nhất các vấn đề có tính nguyên tắc trong triển khai thực hiện dự án đầu tư, bao gồm: Thuê, giao nhận đất thực hiện dự án; Chuẩn bị mặt bằng xây dựng; Thực hiện dự án đầu tư có khai thác, sử dụng tài nguyên, khoáng sản; Thực hiện dự án đầu tư có xây dựng; Giám định máy móc, thiết bị; Tiêu thụ sản phẩm tại thị trường Việt Nam; Tài khoản ngoại tệ, tài khoản tiền đồng Việt Nam; Bảo hiểm; Thuê tổ chức quản lý; Tạm ngừng dự án, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư; Chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư; Bảo lãnh của Nhà nước cho một số công trình và dự án quan trọng. mua sach truc tuyennha sach minh khainhan chung hoc50 sac thai tap 4sachgiamgiasach tam ly hoctu dien han viet hien dai
Hoạt động đầu tư trực tiếp a. Thủ tục đầu tư trực tiếp Luật Đầu tư quy định về thủ tục đầu tư theo hướng phân biệt đối với các dự án khác nhau, dựa vào các tiêu chí là quy mô dự án và quốc tịch của nhà đầu tư (nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài). Thủ tục đầu tư có sự khác nhau giữa 3 nhóm dự án đầu tư là: Dự án đầu tư không phải làm thủ tục đăng ký đầu tư, Dự án đầu tư phải làm thủ tục đăng ký đầu tư và Dự án đầu tư phải thực hiện thủ tục thẩm tra đầu tư (xem các điều từ Điều 45 đến Điều 54 Luật Đầu tư). b. Triển khai thực hiện dự án đầu tư Luật đầu tư quy định thống nhất các vấn đề có tính nguyên tắc trong triển khai thực hiện dự án đầu tư, bao gồm: Thuê, giao nhận đất thực hiện dự án; Chuẩn bị mặt bằng xây dựng; Thực hiện dự án đầu tư có khai thác, sử dụng tài nguyên, khoáng sản; Thực hiện dự án đầu tư có xây dựng; Giám định máy móc, thiết bị; Tiêu thụ sản phẩm tại thị trường Việt Nam; Tài khoản ngoại tệ, tài khoản tiền đồng Việt Nam; Bảo hiểm; Thuê tổ chức quản lý; Tạm ngừng dự án, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư; Chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư; Bảo lãnh của Nhà nước cho một số công trình và dự án quan trọng. Đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước Trong điều kiện kinh tế thị trường, Nhà nước có thể bỏ vốn đầu tư kinh doanh với tư cách một nhà đầu tư. Những quy định trong Luật đầu tư có tính chất là những quy định nguyên tắc chung về đầu tư kinh doanh vốn nhà nước. Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước còn chịu sự điều chỉnh của Luật Ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản pháp luật có liên quan. Những quy định cơ bản trong Luật Đầu tư năm 2005 về đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước bao gồm: a. Những yêu cầu của hoạt động đầu tư kinh doanh vốn nhà nước Theo Điều 67 Luật Đầu tư, đầu tư, kinh doanh vốn Nhà nước phải đáp ứng những yêu cầu sau: - Đầu tư, kinh doanh vốn Nhà nước phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ - Đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước phải đúng mục tiêu và có hiệu quả, bảo đảm có phương thức quản lý phù hợp đối với từng nguồn vốn, từng loại dự án đầu tư, quá trình đầu tư được thực hiện công khai, minh bạch. - Việc sử dụng vốn nhà nước để đầu tư hoặc liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế khác theo quy định của pháp luật phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định đầu tư thẩm định và chấp thuận. - Phân định rõ trách nhiệm, quyền của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong từng khâu của quá trình đầu tư; thực hiện phân công, phân cấp quản lý nhà nước về đầu tư, kinh doanh sử dụng vốn nhà nước. - Thực hiện đầu tư đúng pháp luật, đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, chống dàn trải, lãng phí, thất thoát, khép kín. b. Các phương thức đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước Theo các Điều 68, 69 và 70 Luật Đầu tư, hoạt động đầu tư kinh doanh vốn được thực hiện thông qua các phương thức sau: - Đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước vào tổ chức kinh tế: Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước vào tổ chức kinh tế chủ yếu được thực hiện thông qua Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước. Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp nhà nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan; thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần được chuyển đổi từ công ty nhà nước độc lập hoặc thành lập mới. - Đầu tư của Nhà nước vào hoạt động công ích: Nhà nước đầu tư vào sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thông qua hình thức giao kế hoạch, đặt hàng hoặc đấu thầu. Cần lưu ý, các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế được bình đẳng tham gia sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định. - Đầu tư bằng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước: Đối tượng sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là dự án đầu tư thuộc một số ngành, lĩnh vực quan trọng, chương trình kinh tế lớn có hiệu quả kinh tế - xã hội, có khả năng hoàn trả vốn vay. Dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước phải được tổ chức cho vay thẩm định và chấp thuận phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay trước khi quyết định đầu tư. Chính sách hỗ trợ đầu tư từ nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, danh mục các đối tượng được vay vốn và các điều kiện tín dụng trong từng thời kỳ do Chính phủ quy định. c. Thay đổi, hoãn, đình chỉ, hủy bỏ dự án đầu tư - Trường hợp thay đổi nội dung dự án đầu tư, chủ đầu tư phải giải trình rõ lý do, nội dung thay đổi trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định; nếu dự án đang triển khai thực hiện thì chủ đầu tư phải có báo cáo đánh giá về dự án. Sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận thay đổi nội dung dự án bằng văn bản thì chủ đầu tư mới được lập, tổ chức thẩm tra và trình duyệt dự án theo đúng quy định. Dự án đầu tư bị hoãn, đình chỉ hoặc huỷ bỏ trong các trường hợp sau đây: - Sau mười hai tháng kể từ ngày có quyết định đầu tư, chủ đầu tư không triển khai dự án mà không có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền; - Thay đổi mục tiêu của dự án mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép bằng văn bản. Cơ quan có thẩm quyền quyết định hoãn, đình chỉ hoặc hủy bỏ dự án đầu tư phải xác định rõ lý do và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. |