QUY ĐỊNH CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP |
Thứ hai, 20 Tháng 5 2013 |
Tài liệu kế toán của các kỳ kế toán năm đang còn trong thời hạn lưu trữ của các doanh nghiệp được chia, tách thành hai hay nhiều doanh nghiệp mới được xử lý theo quy định sau: Nếu tài liệu kế toán phân chia được cho đơn vị kế toán mới thì phân chia và lưu trữ tại doanh nghiệp mới; nếu tài liệu kế toán không phân chia được thì lưu trữ tại đơn vị kế toán bị chia hoặc bị tách hoặc lưu trữ tại nơi theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền quyết định chia, tách doanh nghiệp. Tài liệu kế toán liên quan đến chia, tách thì lưu trữ tại các doanh nghiệp mới chia, tách. mua sach truc tuyennha sach minh khainhan chung hoc50 sac thai tap 4sachgiamgiasach tam ly hoctu dien han viet hien dai6. Công khai báo cáo tài chính 6.1. Nội dung công khai báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm: - Tình hình tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu; - Trích lập và sử dụng các quỹ; - Kết quả hoạt động kinh doanh; - Thu nhập của người lao động. 6.2. Hình thức và thời hạn công khai báo cáo tài chính Việc công khai báo cáo tài chính được thực hiện theo các hình thức: - Phát hành ấn phẩm; - Thông báo bằng văn bản; - Niêm yết; - Các hình thức khác theo quy định của pháp luật. Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải công khai báo cáo tài chính năm trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa khác thời hạn công khai báo cáo tài chính chậm nhất là 120 ngày. 7. Bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán 7.1. Loại tài liệu kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa phải lưu trữ, gồm: - Chứng từ kế toán; - Sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp; - Báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị; - Tài liệu khác có liên quan đến kế toán như: Các loại hợp đồng; Quyết định bổ sung vốn từ lợi nhuận, phân phối các quỹ từ lợi nhuận; Quyết định miễn giảm thuế, hoàn thuế, truy thu thuế; Báo cáo kết quả kiểm kê và đánh giá tài sản; Các tài liệu liên quan đến kiểm tra, thanh tra, kiểm toán; Các tài liệu liên quan đến giải thể, phá sản, chia, tách, sáp nhập, chấm dứt hoạt động, chuyển đổi hình thức sở hữu; Biên bản tiêu huỷ tài liệu kế toán và các tài liệu khác có liên quan đến kế toán.
7.2. Bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán Tài liệu kế toán phải được doanh nghiệp nhỏ và vừa bảo quản đầy đủ, an toàn trong quá trình sử dụng. Người làm kế toán có trách nhiệm bảo quản tài liệu kế toán của mình trong quá trình sử dụng. Tài liệu kế toán lưu trữ phải là bản chính theo quy định của pháp luật cho từng loại tài liệu kế toán. Trường hợp tài liệu kế toán bị tạm giữ, bị tịch thu, bị mất hoặc bị huỷ hoại thì phải có biên bản kèm theo bản sao chụp tài liệu bị tạm giữ, bị tịch thu, bị mất hoặc bị huỷ hoại. Đối với chứng từ kế toán chỉ có một bản chính nhưng cần phải lưu trữ ở cả hai nơi thì một trong hai nơi được lưu trữ bản chứng từ sao chụp. Chứng từ kế toán sao chụp để lưu trữ phải được chụp từ bản chính và phải có chữ ký và dấu xác nhận của đơn vị lưu bản chính. Giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa chịu trách nhiệm tổ chức bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán về sự an toàn, đầy đủ và hợp pháp của tài liệu kế toán. Tài liệu kế toán đưa vào lưu trữ phải đầy đủ, có hệ thống, phải phân loại, sắp xếp thành từng bộ hồ sơ riêng theo thứ tự thời gian phát sinh và theo kỳ kế toán năm. 7.3. Nơi lưu trữ tài liệu kế toán Tài liệu kế toán của doanh nghiệp nào được lưu trữ tại kho của doanh nghiệp đó. Kho lưu trữ phải có đầy đủ thiết bị bảo quản và điều kiện bảo quản bảo đảm an toàn trong quá trình lưu trữ theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể thuê tổ chức lưu trữ thực hiện lưu trữ tài liệu kế toán trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa các bên. Tài liệu kế toán của doanh nghiệp nhỏ và vừa giải thể, phá sản bao gồm tài liệu kế toán của các kỳ kế toán năm đang còn trong thời hạn lưu trữ và tài liệu kế toán liên quan đến việc giải thể, phá sản được lưu trữ tại nơi theo quyết định của Giám đốc doanh nghiệp. Tài liệu kế toán của các kỳ kế toán năm đang còn trong thời hạn lưu trữ của các doanh nghiệp được chia, tách thành hai hay nhiều doanh nghiệp mới được xử lý theo quy định sau: Nếu tài liệu kế toán phân chia được cho đơn vị kế toán mới thì phân chia và lưu trữ tại doanh nghiệp mới; nếu tài liệu kế toán không phân chia được thì lưu trữ tại đơn vị kế toán bị chia hoặc bị tách hoặc lưu trữ tại nơi theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền quyết định chia, tách doanh nghiệp. Tài liệu kế toán liên quan đến chia, tách thì lưu trữ tại các doanh nghiệp mới chia, tách. Tài liệu kế toán của các kỳ kế toán năm đang còn trong thời hạn lưu trữ và tài liệu kế toán liên quan đến sáp nhập các doanh nghiệp nhỏ và vừa thì lưu trữ tại doanh nghiệp nhận sáp nhập. 7.4. Thời hạn lưu trữ tài liệu kế toán 7.4.1.Tài liệu kế toán phải lưu trữ tối thiểu 5 năm, gồm: - Tài liệu kế toán dùng cho quản lý, điều hành thường xuyên của doanh nghiệp, không sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, như phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho không lưu trong tập tài liệu kế toán của Phòng Kế toán. - Tài liệu kế toán khác dùng cho quản lý, điều hành và chứng từ kế toán khác không trực tiếp ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính. 7.4.2. Tài liệu kế toán phải lưu trữ tối thiểu 10 năm, gồm: - Chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, các bảng kê, bảng tổng hợp chi tiết, các sổ kế toán chi tiết, các sổ kế toán tổng hợp, báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán, biên bản tiêu huỷ tài liệu kế toán và tài liệu khác có liên quan đến ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, trong đó có báo cáo kiểm toán và báo cáo kiểm tra kế toán. - Tài liệu kế toán liên quan đến thanh lý tài sản cố định. - Tài liệu kế toán về quá trình đầu tư, bao gồm tài liệu kế toán của các kỳ kế toán năm và tài liệu kế toán về Báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành. - Tài liệu kế toán liên quan đến thành lập, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản đơn vị kế toán. 7.4.3. Tài liệu kế toán phải lưu trữ vĩnh viễn quy định như sau: - Tài liệu kế toán được lưu trữ vĩnh viễn là các tài liệu kế toán có tính sử liệu, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng. Việc xác định tài liệu kế toán lưu trữ vĩnh viễn do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp quyết định căn cứ vào tính sử liệu và ý nghĩa lâu dài của tài liệu, thông tin để quyết định cho từng trường hợp cụ thể và giao cho bộ phận kế toán hoặc bộ phận khác lưu trữ dưới hình thức bản gốc hoặc hình thức khác; - Thời hạn lưu trữ vĩnh viễn phải là thời hạn lưu trữ trên 10 năm cho đến khi tài liệu kế toán bị huỷ hoại tự nhiên hoặc được tiêu huỷ theo quyết định của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán.
7.5. Thời điểm tính thời hạn lưu trữ tài liệu kế toán Thời điểm tính thời hạn lưu trữ đối với tài liệu quy định tại điểm 7.4 của phần quy định chung Quyết định này được tính từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. |